Chỉ báo kỹ thuật dải Bollinger Bands là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư và trader theo dõi sự biến động giá của các sản phẩm tài chính. Nó đặt ra ngưỡng trên và dưới xung quanh giá, tạo ra một “dải” động. Khi giá phá vỡ ranh giới này, chỉ báo có thể tạo ra những tín hiệu quan trọng, mở ra cơ hội mua hoặc bán hấp dẫn cho những người tham gia thị trường.
Trong bài viết này
Chỉ báo kỹ thuật dải Bollinger Bands là gì?
Chỉ báo Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật rất hữu ích, được phát triển bởi nhà đầu tư và chuyên gia phân tích kỹ thuật John Bollinger vào đầu những năm 1980.
Chỉ báo này bao gồm 3 đường được vẽ trên biểu đồ giá cả:
- Đường ở giữa là đường trung bình động (thường là đường trung bình động trong 20 ngày), phản ánh xu hướng giá trung hạn.
- Hai đường bên ngoài là các đường lệch chuẩn trên và dưới so với đường trung bình động.
- Đường lệch chuẩn thường được tính bằng cách lấy chênh lệch 2 lần độ lệch chuẩn so với đường trung bình động, tạo thành khoảng biên độ dao động 95% của giá.
Ý nghĩa của đường Bollinger Bands là gì?
- Sự thu hẹp của các dải Bollinger thể hiện độ biến động thấp, là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng đang đến gần và đây là thời điểm tốt để mở vị thế.
- Điểm đột phá dải trên hoặc dải dưới không phải là tín hiệu rõ ràng về xu hướng, chỉ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
- Bollinger Bands cho thấy giá chỉ có thể di chuyển trong một phạm vi nhất định, khó vượt thoát ra ngoài.
- Chỉ báo này hữu ích trong việc dự đoán xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn với độ chính xác khá cao ở các khung thời gian khác nhau.
- Bạn có thể sử dụng Bollinger Bands trên nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, ngoại tệ, hàng hóa và trên nhiều khung thời gian từ ngắn hạn đến dài hạn.
Công thức tính chỉ báo Bollinger Bands trader cần biết
Như đã đề cập, chỉ báo Bollinger Bands bao gồm 3 đường trên biểu đồ giá, được tính toán dựa trên đường trung bình động (thường là SMA20 ngày) và độ lệch chuẩn của SMA đó. Cụ thể:
- Đường giữa (MB): Là đường SMA 20 ngày
- Đường trên (UB): SMA + (2 x Độ lệch chuẩn của SMA 20 ngày)
- Đường dưới (LB): SMA – (2 x Độ lệch chuẩn của SMA 20 ngày)
Ví dụ:
Giả sử chúng ta có các giá đóng cửa như sau trong 20 ngày gần nhất:
- SMA 20 ngày = (Tổng 20 giá đóng cửa)/20 = 97
- Độ lệch chuẩn của 20 giá đóng cửa = 2
Vậy:
- Đường MB = 97
- Đường UB = 97 + (2 x 2) = 101
- Đường LB = 97 – (2 x 2) = 93
Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật dải Bollinger Bands hiệu quả
Giao dịch trong kênh giá của chỉ báo Bollinger Bands
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của Bollinger Bands là giao dịch trong kênh giá giới hạn bởi đường trên và đường dưới của nó. Cụ thể:
- Đường trên của Bollinger Bands đóng vai trò là ngưỡng kháng cự. Khi giá tiến đến gần và chạm vào đường này thì đây là tín hiệu để mở vị thế bán.
- Đường dưới Bollinger Bands là tín hiệu hỗ trợ, khi giá đến gần và chạm nó thì đó là thời điểm thích hợp để mở vị thế mua.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng với mọi trader. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự hiệu quả khi thị trường đang trong giai đoạn đi ngang, dao động trong phạm vi hẹp.
Phá vỡ các đường của Bollinger Bands
Chiến lược giao dịch khác với Bollinger Bands đó là sử dụng các điểm phá vỡ của nó. Theo đó, cách giao dịch như sau:
- Khi giá vượt qua đường trên của Bollinger Bands và kết thúc ở trên đường này. Đây có thể là dấu hiệu mua, cho thấy giá đã vượt qua mức kháng cự.
- Ngược lại, khi giá phá vỡ đường dưới của Bollinger Bands và đóng cửa bên dưới đường này, đó có thể là tín hiệu bán do giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các trader phải xác nhận thêm xu hướng của thị trường trước khi quyết định giao dịch. Bởi không phải lúc nào điểm phá vỡ cũng mang lại cơ hội mua/bán tốt mà có thể chỉ là những dao động ngắn hạn trong xu hướng hiện tại.
Do đó, việc kết hợp với các chỉ báo xu hướng khác như đường RSI, MACD… sẽ giúp xác định tín hiệu giao dịch chính xác và tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Kết hợp chỉ báo Bollinger Bands cùng các mô hình đảo chiều
Bạn có thể sử dụng hiệu quả Bollinger Bands nếu kết hợp với các mô hình đảo chiều như W, M, đầu vai, đáy kép, đỉnh kép. Cách này giúp xác định điểm vào lệnh chính xác và nâng cao hiệu quả giao dịch như sau:
- Vẽ Bollinger Bands (thường 20 ngày, 2 độ lệch chuẩn)
- Xác định xu hướng trước đó tăng hoặc giảm
- Tìm các điểm đảo chiều: Đỉnh/đáy thứ nhất phá Bollinger Bands, đỉnh/đáy thứ 2 không phá hoặc hướng về phía Bollinger Bands.
- Mua khi xu hướng trước đó giảm và xuất hiện mô hình đảo chiều M hoặc đáy kép. Ngược lại bán nếu xu hướng trước đó tăng đồng thời xuất hiện mô hình đảo chiều W hoặc đỉnh kép.
Kết luận
Như vậy, mục đích của chỉ báo Bollinger Bands là giúp nhà đầu tư xác định được những thời điểm thị trường quá mua hay quá bán. Cùng với đó là các cơ hội giao dịch tiềm năng khi giá phá vỡ khỏi dải Bollinger. Bạn phải nằm lòng công cụ hữu ích này để phân tích kỹ thuật chuẩn hơn.