Thị trường giao dịch ngoại hối là nơi giao thương các công cụ tiền tệ của thế giới. Các nhà đầu tư sẽ thực hiện các lệnh giao dịch thông qua một bên ủy thác hay còn gọi là Broker.
Thị trường giao dịch ngoại hối là gì? Các quy định về thị trường ngoại hối Việt Nam có khác gì so với các quốc gia tiên tiến hay không? Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi ích và gặp phải rủi ro gì khi tham gia thị trường ngoại hối Forex. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây, mời Trader cùng theo dõi nhé!
Trong bài viết này
Thị trường giao dịch ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối Forex là thuật ngữ chỉ nơi giao dịch phi tập trung các loại tiền tên trên toàn cầu. Những đối tượng tham gia thị trường này là: Ngân hàng quốc tế lớn, trung tâm tài chính toàn thế giới. Đây là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua hoặc bán các loại tiền tệ thế giới từ thông dụng, ít gặp đến hiếm gặp giữa các nhà giao dịch với nhau.
Thị trường này diễn ra theo phiên thông thường sẽ là 24/5 các ngày trong tuần, ngoại trừ những ngày cuối tuần và ngày lễ. Tuy nhiên, sẽ có khung giờ nhộn nhịp nhất, chính là giờ các tổ chức tài chính quốc tế mở cửa, còn lại hoạt động ít sôi nổi, đa phần là các lệnh chờ cho khung giờ tốt hôm sau.
Thị trường ngoại hối Forex cho phép các nhà đầu tư trade các công cụ chủ yếu sau:
- Ngoại tệ: Còn gọi là tiền tệ nước ngoài (quốc gia khác nơi Trader cư trú) hoặc là tiền tệ chung của một nhóm quốc gia.
- Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể dùng ngoại tệ để trao đổi các công cụ giá trị khác như: Trái phiếu, cổ phiếu, kim loại quý vàng / bạc, hàng hóa xu hướng của các quốc gia…
Lịch sử phát triển thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối Forex thế giới
Bước khởi đầu
Năm 1880 được xem là sự khởi đầu của thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối hiện đại. Ban đầu khó khăn, bị kiểm soát và hạn chế bởi các quy định thương mại quốc tế. Từ rải rác và chưa được chấp nhận bởi luật pháp các nước, Forex đã có những bước chuyển mình đầy ngoạn mục trên trường thế giới, cụ thể:
- Năm 1978 nhà nước Trung Quốc cho phép Ngân hàng Trung ương của nước này hoạt động giao dịch một số loại tiền tệ trên thị trường ngoại hối.
- Năm 1902 chỉ có vỏn vẹn hai nhà môi giới ngoại hối hoạt động ở London, trong khi đó thị trường này lại hoạt động mạnh mẽ ở: Paris, New York và Berlin.
- Năm 1928, là đánh dấu bước tiến đầu tiên của thị trường ngoại hối quốc tế khi quốc gia này đã nỗ lực trao đổi ngoại hối và thịnh vượng bán buôn.
Bước phát triển sau Thế chiến thứ II
- Vào tháng 09/1954 tại Nhật Bản luật pháp đã chấp nhận thị trường hối đoái và cho phép giao dịch tại Ngân hàng trung tâm Tokyo. Tiếp đó, năm 1959 luật pháp Nhật Bản đã cho phép sự du nhập giao dịch của các loại tiền tệ phương Tây ở đất nước này.
- Trong năm 1981, chính phủ Hàn Quốc tạm ngừng chiến dịch kiểm soát ngoại hối và cho phép công dân trao đổi tự do trên thị trường này.
- Năm 1982, ghi nhận giao dịch cặp tiền tệ đầu tiên thuộc thị trường hối đoái, được thực hiện bởi các thương nhân Hoa Kỳ và tăng dần các loại tiền tệ bổ sung có sẵn ở những năm tiếp theo.
- Năm 1987, ghi nhận tỷ trọng lớn nhất của các giao dịch ngoại hối trên toàn thế giới trong năm đều xuất phát từ Vương quốc Anh, vượt so với mức một phần tư của Hoa Kỳ.
Bước tiếp diễn thời kỳ hoàng kim
- Tiếp đến năm 1988 là thời điểm hoàng kim của thị trường ngoại hối Forex khi chính phủ các nước chấp nhận mức hạn ngạch của IMF cho hoạt động thương mại quốc tế.
- Vào ngày 27/2/1985 sự can thiệp từ các chính sách mới của Ngân hàng châu Âu – Bundesbank, đã thúc đẩy không nhỏ thị phần của ngoại hối Forex trên trường quốc tế.
- Năm 1991, nước cộng hòa Iran đưa ra một số thay đổi tích cực, những điều ước quốc tế về thị trường giao dịch ngoại hối thế giới tại quốc gia này.
Thị trường Việt Nam
Tiếp theo sự thành công của thị trường hối đoái thế giới. Năm 1991, thị trường này bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Khởi đầu quá trình hình thành, phát triển và ổn định ở một quốc gia có pháp luật nghiêm ngặt như Việt Nam.
Trước thời gian 1991 mọi hoạt động của thị trường ngoại hối đều phải thông qua nhà nước Việt Nam và chỉ duy nhất ngân hàng Thương mại mới được hoạt động hợp pháp.
Đến năm 1994, thị trường liên ngân hàng hình thành mới đánh dấu bước cho sự phát triển của thị trường giao dịch ngoại hối Việt Nam theo quy chuẩn quốc tế và cho phép nhà đầu tư giao dịch tiền tệ thế giới.
Năm 2004, mặc dù trải qua hơn 10 năm hình thành nhưng thị trường ngoại hối tại Việt Nam vẫn chưa phát triển toàn diện. Tuy nhiên, đã dần trở nên sôi động và tổng số lượng giao dịch có % tỷ trọng cao hơn.
Từ thời điểm 2004 trở đi, cho đến năm 2017 thị trường khá ổn định.
Năm 2018 là một năm đầy khó khăn với thị trường Forex tại Việt Nam khi vừa có chút khởi sắc lại gặp phải trở ngại lớn do đồng Việt Nam bị mất giá vì ảnh hưởng của chính sách tăng lãi suất từ tổ chức FED.
Từ năm 2019 đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam dần khôi phục và đang trên đà phát triển trở lại.
Cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối Forex
Bất kỳ thị trường nào cũng có cơ chế hoạt động riêng để đảm bảo vận hành tốt và đúng theo quỹ đạo đề ra, thị trường ngoại hối Forex cũng không ngoại lệ. Cơ chế hoạt động chính của thị trường ngoại hối là gì? Đó là các dòng tiền tệ được giao dịch theo cặp. Có nghĩa, khi tham gia thị trường này các nhà đầu tư có thể mua một loại tiền tệ này, thì cũng có thể bán đồng thời một loại tiền tệ khác.
Ví dụ về thị trường ngoại hối 1:
Nhà đầu tư mua vào cặp tiền tệ EUR/USD, lúc này lệnh mua vào đồng EUR và lệnh bán ra đồng USD sẽ diễn ra cùng một lúc.
Phân loại
Các cặp tiền tệ trong thị trường giao dịch ngoại hối thường được chia thành các nhóm sau:
- Các cặp chính: Bất kỳ loại tiền tệ quốc tế nào khi ghép cặp với đồng USD đều trở thành cặp tiền tệ chính trong Forex, chằn hạn: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CAD, USD/CHF, AUD/USD, NZD/USD…
- Các cặp chéo hay còn gọi là cặp tiền phụ: Các cặp tiền này sẽ không mặt đồng USD. Sự kết hợp giữa các loại tiền tệ chính (khác USD), chẳng hạn: Cặp EUR/GBP, CHF/CAD, EUR/JPY, GBP/JPY, NZD-CAD…
- Các cặp hiếm: Sẽ được kết hợp giữa một trong những loại tiền tệ chính và một loại tiền tệ của nền kinh tế mới phát, cụ thể: USD/HKD, CAD/MXN, EUR/SEK, JPY/SGD…
Cơ chế thị trường ngoại hối là gì?
Đầu tư vào thị trường tiền tệ và thị trường giao dịch ngoại hối chính là đầu tư vào nền kinh tế, sự hưng thịnh và phát triển của một quốc gia. Quá trình đầu tư này sẽ có xu hướng:
- Xu hướng tăng: Khi nền kinh tế quốc gia phát triển mạnh mẽ và ngày càng thịnh vượng thì tiền tệ của quốc gia đó sẽ có giá trị cao, nhà đầu tư sẽ có lời nhiều
- Xu hướng giảm: Khi nền kinh tế quốc gia gặp khó khăn, lạm phát, biến động liên tục… thì giá trị tiền tệ của quốc gia đó sẽ giảm mạnh, nhà đầu tư sở hữu tiền tệ này sẽ bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến rủi ro mất giá, thua lỗ.
Ví dụ về thị trường ngoại hối 2:
Nhà đầu tư tin tưởng vào nền kinh tế Anh sẽ hoạt động tốt hơn so với đồng Mỹ ở thời điểm hiện tại và tương lai gần. Do đó, đặt một lệnh mua vào cặp tiền chính GBP/USD. Tức mua vào GBP và bán ra USD.
Thời gian giao dịch trên thị trường ngoại hối Forex là khi nào?
Thị trường giao dịch Forex hoạt động liên tục suốt 24/5 các ngày trong tuần trừ ngày nghỉ lễ, Tết và cuối tuần. Hiện tại có nhiều thị trường luân phiên giờ giao dịch (các múi giờ khác nhau). Khi có một một thị trường đóng cửa chắc chắn sẽ có một thị trường khác mở ra thay thế, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư tham gia thị trường 24 giờ trong ngày.
Lợi ích khi tham gia thị trường Forex (ngoại hối) là gì?
Nhắc nhiều đến thị trường giao dịch ngoại hối, thế nhưng nhà đầu tư đã biết những lợi ích mà thị trường này dành cho mình là gì chưa?
- Có ít quy tắc, các tiêu chuẩn và quy định không quá nghiêm ngặt như các thị trường khác
- Tính thanh khoản thị trường cao
- Giao dịch đa dạng các loại tiền tệ thế giới, gia tăng cơ hội đầu tư làm giàu
- Không có thanh toán bù trừ
- Không chi trả các khoản phí hoặc hoa hồng nào cả
- Thời gian giao dịch hỗ trợ 24/5, không giới hạn số lượng giao dịch
- Giao dịch “Every time, every where”.
Rủi ro khi tham gia thị trường giao dịch ngoại hối là gì?
Bên cạnh những lợi ích mà thị trường giao dịch ngoại hối mang lại, thì cũng không kém những rủi ro mà nhà đầu tư cần cẩn trọng khi tham gia thị trường, cụ thể:
- Đòn bẩy khống
- Biến động thị trường
- Tỷ giá các cặp tiền
- Phương pháp giao dịch
- Pháp lý
- Sàn môi giới
- Tâm lý giao dịch
- Kỹ thuật phần mềm giao dịch.
Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 2 thập kỷ du nhập vào Việt Nam, thị trường hối đoái vẫn chưa được pháp luật cho phép. Nhà nước chưa đưa ra bất cứ quy định nào liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư trong cuộc chiến với thị trường này. Vì vậy, để tự bảo vệ bản thân tốt nhất, Trader nên lựa chọn các sàn Broker uy tín để đầu tư. Tiêu chí lựa chọn sàn uy tín và top các Broker uy tín hàng đầu, Trader có thể tham khảo >> tại đây.
Bài viết là những tổng hợp kiến thức về sự ra đời, hình thành và phát triển của thị trường giao dịch ngoại hối qua các giai đoạn. Cũng như những đưa ra những phân tích khách quan về những lợi ích và rủi ro của thị trường này đối với Trader.
Hy vọng những kiến thức mà bài viết cung cấp hữu ích để Trader lựa chọn được Broker uy tín tham gia vào thị trường forex, Goodluck for you!