Kỹ thuật đầu tư
  • Kỹ thuật đầu tư
  • Kiến thức giao dịch
  • Đánh giá sàn
  • Tiền ảo
  • Tin tức giao dịch

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from FooBar about art, design and business.

What's Hot
Giá VinFast tại Mỹ

Giá VinFast tại Mỹ hôm nay: Cơ hội nào cho nhà đầu tư?

10/02/2023
Tin thi truong ngay 28 thang 9

Nhận định thị trường ngày 28 tháng 9

09/28/2023
Các quyết định của ngân hàng trung ương

Các quyết định của ngân hàng trung ương là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư

09/22/2023
Facebook Twitter Instagram
Kỹ thuật đầu tư Kỹ thuật đầu tư
  • Kỹ thuật đầu tư
  • Kiến thức giao dịch
  • Đánh giá sàn
  • Tiền ảo
  • Tin tức giao dịch
Facebook Twitter Instagram
Kỹ thuật đầu tư
Home»Kỹ thuật đầu tư»Kênh giá là gì? Những thông tin quan trọng newbie trader cần biết
Kênh giá là gì? Đây là một công cụ hữu ích sử dụng Forex
Kênh giá là gì? Đây là một công cụ hữu ích sử dụng Forex
Kỹ thuật đầu tư

Kênh giá là gì? Những thông tin quan trọng newbie trader cần biết

Kỹ Thuật Đầu tưBy Kỹ Thuật Đầu tư06/13/2023Không có phản hồi6 Mins Read
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Trong giao dịch đầu tư, kênh giá là gì? Đây là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng mà các trader cần hiểu và sử dụng hiệu quả.

Kênh giá là một công cụ hữu trong phân tích kỹ thuật của thị trường Forex. Việc hiểu kênh giá là gì và biết cách sử dụng sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng và điểm vào/ra trong giao dịch một cách hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, các newbie trader hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về kênh giá để hiểu rõ và áp dụng đúng cách.

Trong bài viết này

  • Giải đáp thắc mắc kênh giá là gì?
  • Ý nghĩa của kênh giá trong giao dịch ngoại hối
  • Các loại kênh giá trong giao dịch Forex
    • Kênh giá tăng (Up Price Channel)
    • Kênh giá giảm (Down Price Channel)
    • Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)
  • Lưu ý quan trọng khi vẽ kênh giá
  • Lời kết

Giải đáp thắc mắc kênh giá là gì?

Kênh giá là gì? Hiểu khái niệm luôn là điều quan trọng đối với các bạn giao dịch mới. Trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng, kênh giá hay còn gọi là kênh xu hướng, được hình thành bởi hai đường chéo song song.

Kênh giá tạo ra một không gian hẹp giữa hai đường này, cung cấp thông tin quan trọng về hỗ trợ và kháng cự.

Đường xu hướng trên (trendline trên) trong kênh giá tăng hoặc giảm thường đóng vai trò như một đường kháng cự (resistance). Còn đường xu hướng dưới (trendline dưới) thường đóng vai trò như một đường hỗ trợ (support).

Đường xu hướng chính là trendline của xu hướng hiện tại có thể tăng, giảm hoặc đi ngang.

Đường còn lại sẽ được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline chính và đi qua điểm cao hoặc thấp gần nhất (hay điểm cao hoặc thấp đầu tiên) của xu hướng.

Ý nghĩa của kênh giá trong giao dịch ngoại hối

  • Kênh giá giúp xác định xu hướng chung của thị trường. Khi giá di chuyển trong kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm, nó cho thấy xu hướng tương ứng.
  • Xác định mức giá quan trọng như mức hỗ trợ và mức kháng cự. Những mức giá này có thể được sử dụng để đặt điểm vào/ra giao dịch hoặc để đặt mức dừng lỗ và mục tiêu lợi nhuận.
  • Cung cấp tín hiệu giao dịch như khi giá vượt qua đường trên kênh, điều này có thể tạo ra tín hiệu mua. Ngược lại, khi giá đột quỵ xuống đường dưới kênh, tạo tín hiệu bán.

Các loại kênh giá trong giao dịch Forex

Kênh giá tăng (Up Price Channel)

Kênh tăng giá (Up Price Channel) là một mô hình xuất hiện trong giai đoạn tăng giá, có hai đường xu hướng cùng hướng lên.

Đường dưới được xác định trước và đồng thời là đường trendline của xu hướng tăng.

Đường trên được tạo thành bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline dưới và đi qua đỉnh gần nhất (hoặc đỉnh đầu tiên) của xu hướng đó.

Phạm vi giá của xu hướng tăng thường nằm giữa hai đường thẳng của kênh tăng giá.  Kênh giá này bị phá vỡ khi giá giảm mạnh và vượt qua đường trendline dưới, dẫn đến một sự đảo chiều giảm hoặc giá tăng mạnh.

Vượt qua đường trendline trên, từ đó hình thành một xu hướng tăng mới với kênh giá tăng mới hoặc có thể là một xu hướng đi ngang mới.

Kênh giá tăng là một trong những xu hướng nhận biết giao dịch Forex
Kênh giá tăng là một trong những xu hướng nhận biết giao dịch Forex

Kênh giá giảm (Down Price Channel)

Kênh giá giảm được sử dụng để xác định xu hướng giảm của một cặp tiền tệ. Đây là một mô hình có hai đường xu hướng cùng hướng xuống.

Đường trên được xác định trước và đồng thời là đường trendline của xu hướng giảm.

Đường dưới được tạo thành bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline trên và đi qua đáy gần nhất (hoặc đáy đầu tiên) của xu hướng đó.

Giống với kênh giá tăng, trong kênh giá giảm, phần lớn các mức giá trong xu hướng giảm đều nằm trong kênh giá với hai đường thẳng.

Kênh giá này sẽ bị phá vỡ khi giá vượt qua một trong hai đường trendline và đảo chiều lên hay hình thành một xu hướng đi ngang. Hoặc bắt đầu một xu hướng giảm mới với kênh giá giảm mới.

Kênh giá giảm được sử dụng để xác định xu hướng giảm của một cặp tiền tệ
Kênh giá giảm được sử dụng để xác định xu hướng giảm của một cặp tiền tệ

Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)

Đường kênh giá đi ngang là một dạng khác của kênh giá trong phân tích kỹ thuật. Trong trường hợp này, cả đường trên kênh và đường dưới kênh diễn ra song song và nằm ngang trên biểu đồ giá.

Đường kênh giá đi ngang thường xuất hiện khi giá không có xu hướng rõ ràng và dao động trong một khoảng giá cụ thể.

Khi giá di chuyển trong kênh giá đi ngang, nhà đầu tư có thể sử dụng các mức giá của đường trên kênh và đường dưới kênh để xác định các điểm mua/ bán.

Khi giá tiếp tục dao động trong kênh này, các nhà đầu tư có thể áp dụng các chiến lược giao dịch dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự. Điều này bao gồm việc mua khi giá gặp hỗ trợ dưới đáy kênh và bán khi giá gặp kháng cự trên đỉnh kênh.

Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel) trên biểu đồ giá
Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel) trên biểu đồ giá

Lưu ý quan trọng khi vẽ kênh giá

Đối với kênh giá tăng hoặc giảm, hãy vẽ đường trendline của xu hướng tăng/giảm trước, tức là đường phía dưới (trong trường hợp xu hướng tăng) hoặc đường phía trên (trong trường hợp xu hướng giảm).

Sau đó mới vẽ đường còn lại. Đối với đường trendline chính của xu hướng, thì khi vẽ cần áp dụng đúng quy tắc xác định trendline để đảm bảo tính nhất quán, độ tin cậy của kênh giá.

Trong khi đường còn lại chỉ cần đáp ứng hai điều kiện: đồng song song với đường đầu tiên và đi qua đỉnh/đáy gần nhất của xu hướng.

Không nên ép buộc kênh giá theo ý muốn cá nhân. Bởi điều này có thể làm sai lệch tính chất của đường xu hướng và dẫn đến các giao dịch không hiệu quả.

Không phải tất cả các mức giá đều phải nằm trong kênh giá, mặc dù đa số chúng thường nằm trong kênh. Tuy nhiên, nếu các mức giá nằm bên ngoài kênh nhưng không phá vỡ kênh chính, đó được gọi là các phá vỡ giá (false breakout).

Lời kết

Hy vọng qua bài viết hôm nay các newbie trader đã hiểu rõ về khái niệm kênh giá, qua đó sử dụng công cụ này một cách hiệu quả giúp cải thiện quyết định giao dịch và kết quả đầu tư.

Rate this post
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

Comments are closed.

Có thể bạn quan tâm
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Instagram
  • YouTube
  • Vimeo
  • Home
  • Giới thiệu kỹ thuật đầu tư
  • Chính sách bảo mật
© 2023 Kythuatdautu.com. Blog kiến thức cơ bản về đầu tư trực tuyến, kiến thức cơ bản về CFD, giao dịch forex, đánh giá sàn forex uy tín

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.