Quá tự tin, lo sợ, lạc quan, thất vọng, mất niềm tin… là những tâm lý đầu tư chứng khoán mà các Trader ít nhiều gì cũng đã từng trải qua.
Tâm lý đầu tư chứng khoán là bức tranh hiện thực phản ánh thái độ của Trader trước các biến động của thị trường. Trong Forex, cách làm chủ cảm xúc và tâm lý giao dịch cũng là một bài học cần thiết mà mỗi Trader phải trang bị trước khi tham gia vào thị trường này. Trong bài viết này, kythuatdautu.com sẽ giới thiệu đến Trader top 8 các tâm lý thường gặp khi đầu tư Forex, mà chắc hẳn trong số các Trader ai cũng đã từng một vài lần trải qua. Hãy theo dõi bài viết để xem đó là những tâm lý gì nhé!
Trong bài viết này
Nghi ngờ
Loại tâm lý này xuất hiện khi thị trường chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ sau một thời gian dài ở trạng thái tích lũy. Nhiều Trader muốn thực hiện giao dịch ở vùng giá tăng này nhưng vẫn còn phân vân liệu đây có phải là tín hiệu tăng giá thật hay không, đó chính là tâm lý nghi ngờ trong đầu tư chứng khoán.
Tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông hay còn gọi là Herd Mentality được dùng để nói về sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm các Trader trên thị trường chứng khoán, dẫn đến những hành động và quyết định đầu tư theo đám đông. Mỗi hành vi cá nhân sẽ được quyết định và chịu tác động bởi hành vi của một hoặc một vài Trader khác.
Nguyên nhân của tâm lý này xuất phát từ việc Trader thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt được thông tin thị trường, chưa xây dựng chiến lược giao dịch riêng phù hợp… Trader vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho kiến thức lẫn kinh nghiệm nhưng bị kích thích bởi thành công của người khác nên bị đám đông cuốn vào đầu tư.
Lạc quan quá mức
Tâm lý lạc quan quá mức hay còn gọi là Excessive Optimism xuất phát từ sự quá tự tin. Trader có niềm tin rằng các quyết định giao dịch của mình là đúng đắn và kết quả nhận được trong tương lai sẽ tốt hơn ở thực tại.
Về bản chất, tâm lý đầu tư chứng khoán lạc quan rất tích cực cho việc duy trì giao dịch của các Trader. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tâm lý này khi vượt quá mức cho phép, đó là việc đầu tư bất chấp rủi ro, không biết điểm dừng lại, dù có đang thua lỗ vẫn không từ bỏ. Lúc bấy giờ, từ tâm lý lạc quan quá mức dần trở thành tâm lý cố chấp không buông bỏ.
Quá tự tin
Tâm lý quá tự tin hay còn gọi là Overconfidence xuất hiện khi Trader chứng khoán đang thắng lớn và đạt lợi nhuận cao, nhưng lòng tham khiến họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tăng trưởng hơn nữa của mã chứng khoán đó trong tương lai.
Lúc bấy giờ, Trader tiếp tục bơm tiền vào đầu tư nhiều hơn nữa và tự tin là bản thân dự đoán tốt, chính xác và giỏi hơn những Trader khác. Lời khuyên lúc này là không có tác dụng với họ vì bản thân họ tự tin là mình đúng.
Tự tin là tốt, nó giúp Trader có niềm tin vào đầu tư và kỳ vọng xu hướng tương lai tăng trưởng. Tuy nhiên, tự tin quá mức lại là một tâm lý tiêu cực, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của Trader.
Lo sợ
Thị trường xuất hiện tín hiệu giảm giá, tài khoản của nhiều Trader cũng từ đó mà giảm theo. Lúc bấy giờ tâm lý đầu tư chứng khoán lo sợ dần xuất hiện khi số vốn đầu tư ngày càng bị hao hụt, sợ thua lỗ và phải đối mặt với rủi ro ôm giá cao bán ra giá thấp. Việc đưa ra quyết định bán hay giữ sẽ đẩy nhà đầu tư rơi vào trạng thái tâm lý lo sợ mình sẽ mắc phải sai lầm.
Đây là một nhánh của tâm lý thiếu tự tin, Trader không tin tưởng vào bản thân, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực chiến nên lưỡng lự, bỏ qua những cơ hội tốt trong giao dịch.
Thất vọng
Thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm với ngày giảm liên tục. Trader cảm thấy không còn hy vọng gì với mã chứng khoán này và dẫn đến tâm trạng tiêu cực, thất vọng, không còn niềm tin để đầu tư. Nhiều Trader lại xuất hiện tâm lý này khi xảy ra mâu thuẫn với nhà ủy thác của họ về phí giao dịch, chăm sóc khách hàng chưa kịp thời, không rút tiền được…
Mất niềm tin
Đây là tâm lý tiếp theo của thất vọng sau nhiều lần thua lỗ, chứng khoán lúc này dường như không còn là kênh đầu tư tiềm năng nữa. Trader dần chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác an toàn và có tính ổn định hơn. Lúc bấy giờ, Trader đã hoàn toàn mất niềm tin vào thị trường chứng khoán.
Rời bỏ thị trường
Một khi đã mất niềm tin vào thị trường và gom đủ thất vọng thì tâm lý rời bỏ sẽ xuất hiện. Thị trường lúc bấy giờ gần như bất động, mua / bán không còn nhộn nhịp nữa. Đây là lúc nội tâm Trader cảm thấy ân hận, hối tiếc và tự hứa rằng sẽ không bao giờ đầu tư vào chứng khoán nữa.
Tóm lại, các dạng tâm lý đầu tư chứng khoán trên có thể tồn tại ở hầu hết mỗi Trader, đôi khi bản thân họ không thể tự nhận ra. Những yếu tố tâm lý này có tác động mạnh đến quyết định đầu tư của Trader.
Vì vậy, để giao dịch thành công trên thị trường chứng khoán, các Trader phải học cách khống chế tâm lý, sử dụng từng loại ở từng giai đoạn thích hợp. Không thể để tâm lý phát lên một cách tự nhiên, bản thân Trader phải quyết định tâm lý chứ đừng để tâm lý thao túng mình.