Chỉ số đo lường VIX giúp nhà đầu tư đánh giá được nỗi sợ hãi trên thị trường và quyết định có nên giao dịch hay không.
VIX là một trong những chỉ số quan trọng trên thị trường tài chính và còn được biết đến với cái tên gọi khác là chỉ số sợ hãi Vậy chỉ số VIX là gì, có vai trò như thế nào, cách sử dụng ra sao? Anh em đầu tư hãy cùng tìm hiểu về VIX qua chia sẻ dưới đây để có thể thu về lợi nhuận từ giao dịch.
Trong bài viết này
Chỉ số VIX là gì?
VIX còn có tên gọi khác là CBOE hay CBOE Volatility Index và có biệt danh là chỉ số sợ hãi. Volatility Index dùng để đo lường sự biến động chung của thị trường chứng khoán, từ đó dự đoán sự biến động trong 30 ngày. Để đưa ra kết quả đo lường chính xác, VIX được tính toán từ việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn của 500 mã cổ phiếu.
Chỉ số được xây dựng bởi CBOE – Chicago Board Options Exchange. Đây là sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất tại Hoa Kỳ, ghi nhận khối lượng giao dịch lên đến hàng tỷ đô. Đây là công ty cung cấp quyền chọn cho hơn 2.200 công ty vì thế việc chỉ số đo lườngVIX được đánh giá cao về tính chính xác.
Ý nghĩa của chỉ số đo lường VIX
Thực tế VIX là một chỉ số vô cùng quan trọng khi giúp nhà đầu có thể dự đoán được sắp tới thị trường sẽ diễn biến ra sao. Có thể áp dụng trong nhiều thị trường tài chính và trong đó chứng khoán là phổ biến hơn cả.
Chỉ số cũng cho biết nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch. Khi chỉ số đo lường VIX tăng lên có nghĩa thị trường đang có xu hướng điều chỉnh giảm và ngược lại, khi chỉ số giảm có nghĩa thị trường sắp có xu hướng tăng. VIX phản ánh càng rõ nét hơn với các thị trường mới phát triển.
Đồng thời thông qua VIX, nhà đầu tư có thể xác định liệu thị trường đã đạt hay đang trong vị trí cực đoan hay không. Nếu xuất hiện dấu hiệu này, có lẽ thị trường sắp đổi chiều và tất nhiên nhà đầu tư cần kịp thời thực hiện vị thế mua/ bán để chốt lời, cắt lỗ.
Mối quan hệ giữa chỉ số đo lường VIX và thị trường chứng khoán
Dựa vào thông tin trên, ta có thể tóm tắt mối quan hệ của VIX và thị trường như sau;
- Khi chỉ số chứng khoán tăng, VIX tăng thì có thể sắp tới thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư lo ngại và có thể thực hiện vị thế bán hàng loạt.
- Khi chỉ số chứng khoán tăng, VIX giảm thì thị trường có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng.
- Chỉ số chứng khoán giảm, VIX tăng nhưng chưa đạt tới đỉnh thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục được duy trì. Khi chỉ số đo lường VIX đạt đỉnh thì đảo chiều sẽ xuất hiện.
- Khi chỉ số thị trường chứng khoán giảm, VIX giảm thì sắp tới thị trường sẽ đổi chiều và ghi nhận sự tăng giá trở lại.
Sự hình thành của chỉ số đo lường biến động chung VIX
Để nhà đầu tư có thể hiểu hơn về VIX, tự tin sử dụng để hỗ trợ các giao dịch thì việc tìm hiểu sự hình thành là điều không thể thiếu. Như đã đề cập ở trên, VIX được sáng lập bởi Chicago Board Options Exchange.
Thực tế, chỉ số được nghiên cứu bởi Menachem Brenner và Dan Galai. Cả hai là tác giả của các chỉ số biến động được ra mắt vào năm 1989 và sau này là các chỉ số liên quan đến lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Năm 1992, Chicago Board Options Exchange đã thuê nhà tư vấn Bob Whaley để tính toán về biến động trên thị trường chứng khoán dựa vào chỉ số được nghiên cứu bởi Menachem Brenner và Dan Galai.
Diễn biến giá trị của VIX kể từ khi thành lập
Kể từ khi chính thức được công nhận, chỉ số đo lường VIX luôn biến động và phản ánh chính xác nỗi lo sợ của nhà đầu tư trên thị trường.
- Đến năm 2003, CBOE đã đưa ra phương pháp hoàn toàn mới cho chỉ số đo lường về sự sợ hãi của nhà đầu tư trên thị trường.
- Năm 2004, hợp đồng CFD trên chỉ báo VIX bắt đầu được giao dịch trên sàn CBOE – CFE.
- Ngày 24/10/2008 ghi nhận giá trị VIX cao nhất từ thời điểm ra mắt là 89.53.
- Ngày 5/2/2018, chỉ số ghi nhận mức tăng lên đến hơn 103% so với mức đóng của tại phiên giao dịch trước đó. Chỉ số ghi nhận tăng mạnh do nhà đầu tư lo ngại sự căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ – Trung vfa làn sóng tăng lãi suất của FED.
- Ngày 9/3/2020, giá trị VIX đạt 62,12, sự tăng cao này được đánh giá là do nhà đầu tư lo ngại trước đại dịch Covid 19 kết hợp cùng cuộc chiến giá dầu của Nga và Ả rập xê út.
- Ngày 16/3/2020 ghi nhận giá trị cao nhất của VIX kể từ khi thành lập vào năm 1990 và đạt mức đóng của là 82,29.
VIX là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được nỗi sợ hãi của nhà đầu tư khác, từ đó dự đoán phần nào xu hướng và tính khả quan của thị trường. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp anh em hiểu hơn về VIX và có thể sử dụng thành thạo để mang về giao dịch tốt.