Chỉ báo MFI là một trong những chỉ bảo được nhiều chuyên gia đầu tư tài chính khuyên dùng bởi nhiều ưu điểm không thể bỏ qua. Trên thực tế, bản chất nó liên quan đến chỉ số RSI cộng thêm một số đặc điểm về đo lường khối lượng nên độ chính xác cao hơn. Nhờ vào MFI nên việc đầu tư của các trader cũng dễ đạt được kết quả như mong muốn.
Trong bài viết này
Chỉ báo MFI là gì?
Chỉ báo MFI được viết tắt từ cụm từ Money Flow Index hay còn được gọi là chỉ báo dòng tiền. Đây là một loại chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dòng tiền của một cặp tiền tệ, hàng hóa, cổ phiếu trên sàn giao dịch.
MFI cung cấp cho các nhà đầu tư 3 tín hiệu để giao dịch. Cụ thể là:
- (1) quá mua/quá bán
- (2) tìm phân kỳ/ hội tụ,
- (3) xác định xu hướng giá
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì khả năng xác định xu hướng của chỉ báo này thường không quá chính xác nên không được ưa chuộng.
Một số đặc điểm của chỉ báo MFI
Đặc điểm nổi bật nhất của chỉ số MFI mà các trader nên lưu ý chính là được sử dụng để xác định các yếu tố lượng của chứng khoán. Trong phân tích chứng khoán, nhà đầu tư thường sử dụng kết hợp giữa RSI (chỉ báo thể thể hiện thông tin về giá) và MFI (chỉ báo thể hiện thông tin về khối lượng) để cân nhắc quá trình giao dịch, từ đó đạt được những hiệu quả cao nhất.
Khi dùng MFI Indicator, nhà đầu tư có thể dựa vào biến động giới hạn từ 0 – 100 để cân nhắc vào lệnh chính xác. Chẳng hạn như:
- Khi MFI tiến gần về đường 0 cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế cao hơn, đồng nghĩa với việc áp lực bán cao hơn
- Khi MFI tiến gần về phía đường 100 cho thấy số ngày tăng giá nhiều hơn giảm giá và lúc này phe mua đang chiếm ưu thế
- Khi chỉ số MFI chạy về bằng 0 hoặc 100 cho thấy thị trường đang ở tình trạng quá mua hoặc quá bán và hoàn toàn có khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, trên thực tế nhà đầu tư sẽ khó gặp tình huống đường MFI bằng 0 và trên 100 nên thường các họ sẽ chọn đường 20 – 80 để xác định quá mua và quá bán.
Nhờ vào tính dao động và thay đổi trong các giai đoạn khác nhau mà MFI biểu hiện mà nhà đầu tư có thể thấy rõ các tín hiệu lên xuống của cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán. Với đặc điểm này, MFI sẽ có khả năng hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp với sự thay đổi của thị trường theo một hướng chính xác nhất.
Công thức tính chỉ báo MFI
Công thức tính MFI tổng quát:
MFI = 100 – 100/1 + MR
Theo đó, cách tính chỉ báo MFI sẽ tiến hành theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Tính Typical Price TP (giá điển hình)
Typical Price = (giá cao + giá thấp + giá đóng cửa)/3
Bước 2: Tính Money Flow MF (dòng tiền)
Money flow = giá điển hình (TP) × Khối lượng (volume)
Khi tính Money Flow, trader cần lưu ý 2 loại là dòng tiền âm (MF-) và dòng tiền dương (MF+). Nếu giá điển hình hiện tại lớn hơn giá điển hình trước đó là dòng tiền dương và ngược lại.
Bước 3: Tính Money Flow Ratio MR (tỷ lệ tiền)
Money Flow Ratio = dòng tiền dương (MF+) / dòng tiền âm (MF-)
Bước 4: Tính chỉ số Money Flow Index MFI (chỉ báo dòng tiền)
MFI (chỉ số dòng tiền) = 100 – [100 / (1 + MR)]
Cách sử dụng MFI hiệu quả các nhà đầu tư nên lưu ý
Dùng MFI để xác định vùng quá mua hay vùng quá bán
Thường có 2 trường hợp xảy ra và nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy – Sell tùy thuộc vào vùng quá mua và quá bán như sau:
Khi nhà đầu tư thấy chỉ báo MFI tăng dần và vượt qua đường 80 là dấu hiệu quá mua và khả năng cao thị trường sẽ có thể đảo chiều đi xuống. Lúc này nhà đầu tư có thể vào lệnh SELL. Còn trong tình huống MFI giảm dần và vượt qua đường 20 là dấu hiệu đang đi vào vùng quá bán và khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều tăng. Khi này nhà đầu tư có thể vào lệnh BUY.
Sử dụng tín hiệu phân kỳ, hội tụ
Phân kỳ là trường hợp giá thiết lập đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và chỉ báo MFI lại thiết lập đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Dù giá thị trường vẫn đang tăng nhưng tác động MFI thiết lập đỉnh thấp hơn chứng tỏ xu hướng tăng đã không còn mạnh, có khả năng đảo chiều.
Ngược lại, hội tụ là trường hợp mức giá thiết lập đáy sau thấp hơn đáy trước, còn MFI lại thiết lập đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu cho thấy xu hướng đang giảm và khả năng cao thị trường sẽ diễn ra một cuộc đảo chiều thành tăng.
Dùng chỉ báo MFI để xác định xu hướng giá
Để dùng phương pháp này, các trader cần phải cài thêm các đường 45, 50 hoặc 55. Theo đó xu hướng giá sẽ được xác định như sau:
- MFI nằm trên đường 50: giá có xu hướng tăng
- MFI nằm dưới đường 50: giá có xu hướng giảm
Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở trên thì xác định xu hướng giá bằng chỉ báo MFI tương đối yếu. Vì thế các nhà đầu tư chỉ nên kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác để nâng cao hiệu quả.
Áp dụng chỉ báo MFI một cách thông minh và có chiến thuật rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư thành công trong quá trình giao dịch. Tuy vậy, nó cũng khó đạt tín hiệu chính xác 100% nên nhà đầu tư nên cân nhắc kết hợp cùng các chỉ báo kỹ thuật khác. Đồng thời cũng phải đặt cắt lỗ trong quá trình vào lệnh để giảm thiểu rủi ro cháy tài khoản.
Hãy theo dõi những bài viết mới nhất của Kỹ thuật đầu tư để có thể mở rộng thêm các kiến thức quan trọng về Forex nhé!